CÁCH SỬ DỤNG AN TOÀN THIẾT BỊ ĐIỆN CẦM TAY - Cty TNHH Kỹ Thuật và Thương Mại T&T Việt Nam

CÁCH SỬ DỤNG AN TOÀN THIẾT BỊ ĐIỆN CẦM TAY

CÁCH SỬ DỤNG AN TOÀN DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY

Việc sử dụng thiết bị điện cầm tay tại mỗi gia đình hiện nay càng ngày càng phổ biến, với sự tiện lợi, giá thành hợp lí nên việc sở hữu một chiếc máy khoan cầm tay, máy đánh bóng… là điều khá dễ dàng. Thế nhưng để sử dụng một cách an toàn thì ít ai biết đến. Shop cơ khí mách bạn một số nguyên tắc an toàn để bảo vệ gia đình mình nhé.

Công cụ điện cầm tay khi sử dụng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Khu vực làm việc an toàn

– Giữ nơi làm việc sạch và đủ sáng. Nơi làm việc bừa bộn và tối tăm dễ gây ra tai nank

– Không vận hành dụng cụ điện cầm tay trong môi trường dễ gây nổ, chẳng hạn như nơi có chất lỏng dễ cháy, khí đốt hay rác. Dụng cụ điện cầm tay tạo ra các tia lửa nên có thể làm rác bốc cháy hay bốc khói.

– Không để trẻ em hay người đến xem đứng gần khi vận hành dụng cụ điện cầm tay. Sự phân tâm có thể gây ra sự mất điều khiển.

 

Sử dụng an toàn thiết bị điện cẩm tay

An toàn về điện

– Phích cắm của dụng cụ điện cầm tay phải thích hợp với ổ cắm. Không bao giờ được cải biên lại phích cắm dưới mọi hình thức.

– Tránh không để thân thể tiếp xúc với đất hay các vật có bề mặt tiếp đất như đường ống, lò sưởi, hàng rào và tủ lạnh

– Không được để dụng cụ điện cầm tay ngoài mưa hay ở tình trạng ẩm ướt.

– Không được lạm dụng dây dẫn điện, không được nắm dây dẫn để xách, kéo hay rút phích cắm dụng cụ điện cầm tay. Không để dây gần nơi có nhiệt độ cao, dầu nhớt, vật nhọn bén hay bộ phận chuyển động.

– Khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay ngoài trời, dùng dây nối thích hợp cho việc sử dụng ngoài trời.

– Kiểm tra độ ẩm của động cơ điện, nếu độ ẩm cách điện vượt mức cho phép thì phải sấy khô động cơ cho hết ẩm (thông thường từ 5MW trở lên) mới được phép hoạt động. Nếu việc sử dụng dụng cụ điện cầm tay ở nơi ẩm ướt là không thể tránh được, dùng thiết bị ngắt mạch tự động (RCD) bảo vệ nguồn.

– Phải có thiết bị bảo vệ điện như aptomat, khởi động từ, rơ le… Điện áp của thiết bị phù hợp với nguồn điện cung cấp: 1/110V, 1/220V, 3/220V, 3/380V… Nếu điện áp vượt hoặc thấp quá 5% thì phải dùng ổn áp (1 pha hoặc 3 pha).

– Dây dẫn điện từ nguồn tới thiết bị phải phù hợp với công suất của thiết bị. Nếu dây dẫn nhỏ thì phải thay dây khác lớn hơn (Dây nhỏ thì không chịu tải được, dễ gây cháy chập, trung bình 1mm2 tiết diện dây đồng chịu được 5A, nên mua dây điện của những hãng có uy tín và có tiêu chuẩn chính xác).

– Phải lắp đúng chủng loại, đường kính đĩa cắt, đĩa mài, lưỡi cưa, mũi khoan…cho thiết bị

– Trước khi khởi động phải kiểm tra cả phần cơ của thiết bị, xem có trơn tru không, bi (bạc đạn), bánh răng truyền động có bị dơ mòn không? Trước khi chạy có tải, phải chạy thử không tải kiểm tra chiều quay rồi mới lắp đá mài cắt, mũi khoan… Khi thiết bị hoạt động, nếu có hiện tượng đánh lửa ở cổ góp hoặc có tiếng ghì từ… thì dừng ngay để kiểm tra.

– Khi mất điện thì ngắt luôn cầu dao của thiết bị và cầu dao tổng, đề phòng lúc có điện trở lại sẽ làm hỏng thiết bị.

Bảo dưỡng

Đưa dụng cụ điện cầm tay của bạn đến thợ chuyên môn để bảo dưỡng, chỉ sử dụng phụ tùng đúng chúng loại để thay. Điều này sẽ đảm bảo sự an toàn của máy được giữ nguyên

Để lại bình luận

Scroll
0989560141