Thiết bị điện cầm tay nên có trong nhà và cách sử dụng chúng an toàn - Cty TNHH Kỹ Thuật và Thương Mại T&T Việt Nam

Thiết bị điện cầm tay nên có trong nhà và cách sử dụng chúng an toàn

Đồ điện cầm tay hiện nay đóng vai trò hỗ trợ rất lớn trong các hộ gia đình, bạn có thể giải quyết các công việc của mình một cách nhanh chóng mà không cần đòi hỏi đến các thiết bị cồng kềnh khác. Vậy đâu là những những thiết bị điện cầm tay nên có trong nhà và cách sử dụng sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Bài viết này của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn giải đáp vấn đề này.

Thiết bị điện cầm tay nên có trong nhà

1.Máy khoan cầm tay

Đây là thiết bị điện cầm tay chuyên dùng để khoan lỗ hay siết/mở ốc vít. Trên thị trường hiện nay có hai loại máy khoan cầm tay thông dụng là máy khoan dùng pin và máy khoan dùng điện. Sản phẩm máy khoan dùng pin được trang bị pin đi kèm có thể sạc lại nên sẽ không cần dùng đến dây điện như loại máy dùng điện.

2. Dụng cụ cưa, mài, cắt

Đây là những sản phẩm cầm tay được thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng với rất nhiều tính năng dùng để mài các ba via, làm nhẵn mối hàn, các cạnh sắc ở các vị trí nhỏ hẹp, ngóc ngách. Ngoài ra máy còn được dùng với công dụng như một chiếc máy cắt sắt cầm tay chính hiệu hay một chiếc máy đánh bóng chuyên nghiệp khi kết hợp cùng phụ kiện đánh bóng.

3. Dụng cụ đo lường

Các dụng cụ đo lường điện tử (đôi khi được gọi là hệ thống đo lường điện tử) là các dụng cụ đo lường có chức năng đo lường các đại lượng vật lý hoặc phi vật lý với sự trợ giúp của các thiết bị điện tử. Chúng thường biểu diễn kết quả đo đạc thông qua các phương tiện hiển thị khác nhau.

Thông thường một dụng cụ đo lường điện tử có cấu trúc gồm khối cảm biến, bộ khuếch đại, bộ xử lý và cuối cùng là bộ hiển thị. Bộ cảm biến có nhiệm vụ thực hiện cảm nhận và biến đổi các đại lượng vật lý hoặc phi vật lý cần đo thành các tín hiệu điện. Các tín hiệu điện này sau đó sẽ được khuếch đại và hiệu chỉnh sao cho tương quan sự biến đổi giữa các đại lượng vật lý hoặc phi vật lý và tín hiệu điện sau cảm biến có tính chất tuyến tính.

Cách sử dụng thiết bị điện cầm tay an toàn

– Thường xuyên kiểm tra độ ẩm của động cơ điện, nếu độ ẩm cách điện của thiết bị vượt mức cho phép thì phải sấy khô động cơ cho hết ẩm, sau đó mới được sử dụng.

– Chúng ta cần chú ý phải có thiết bị đóng cắt chống rò điện như khởi động từ, rơ le, điện áp,… phải phù hợp với nguồn điện cung cấp. Nếu điện áp vượt hoặc thấp quá 5% thì phải dùng ổn áp (1 pha hoặc 3 pha).
– Dây dẫn điện được dẫn từ nguồn tới thiết bị phải phù hợp với công suất hoạt động của thiết bị. Nếu thấy dây dẫn nhỏ thì phải thay dây khác lớn hơn cho phù hợp với thiết bị, tránh tình trạng dây tải điện không phù hợp sẽ dẫn tới nguy cơ chập mạch dễ cháy.
– Phải lắp đúng các phụ kiện phù hợp, đúng cách cho các dụng cụ đảm bảo không có sai sót trong thi công hệ thống điện.
– Trước khi khởi động thiết bị phải kiểm tra từng bộ phận chi tiết, đảm bảo từng chi tiết phải đang trong tình trạng hoạt động tốt. Khi đang sử dụng thiết bị, phát hiện dấu hiệu nào bất ổn phải dừng lại kiểm tra ngay.
– Nơi bảo quản thiết bị phải thông thoáng, tránh ẩm mốc, thường xuyên vệ sinh, kiểm tra thiết bị.
– Khi thiết bị đang hoạt động mà nguồn điện bị mất thì chúng ta ngắt cầu dao của thiết bị và tắt luôn cầu dao tổng, đề phòng lúc nguồn điện trở lại đột ngột sẽ làm hỏng thiết bị.
– Đặc biệt nên chú ý trang bị đồ bảo hộ cá nhân trong lúc sử dụng thiết bị.
Nếu không có các thiết bị điện cầm tay này trong nhà bạn sẽ khó mà có thể giải quyết những công việc như khoan ,cắt đơn giản để phục vụ cho nhu cầu của mình. Theo bạn còn những thiết bị cầm tay nào cần có cho ngôi nhà của mình nữa không hãy để lại bình luận bên dưới để cùng thảo luận nhé!

Để lại bình luận

Scroll
0989560141